Chính sách Thịnh vượng chung Philippines

Đương thời, các bất bình của tá điền thường bắt nguồn từ việc nộp tô, cũng như do dân số gia tăng đột biến tạo áp lực lên gia đình họ.[34] Do đó, Thịnh vượng chung khởi đầu một chương trình cải cách nông nghiệp, tuy nhiên thành công của chương trình bị cản trở do xung đột tiếp tục giữa tá điền và địa chủ. Trong đó, có phong trào Sakdalista do Benigno Ramos khởi xướng,[35] theo đó chủ trương giảm thuế, chia các bất động sản lớn, và đoạn tuyệt các quan hệ với Hoa Kỳ. Cuộc khởi nghĩa này diễn ra tại Trung Luzon vào tháng 5 năm 1935, cướp đi khoảng một trăm sinh mạng.

Do đa dạng về ngôn ngữ tại Philippines, một chương trình "phát triển và chấp nhận một quốc ngữ chung dựa trên các phương ngữ bản địa hiện tại" được phác thảo trong Hiến pháp 1935.[36] Thịnh vượng chung lập ra Surián ng Wikang Pambansà (Viện Quốc ngữ), ban đầu gồm có Tổng thống Quezon và sáu thành viên khác đến từ các dân tộc khác nhau. Một cuộc tranh luận được tổ chức và tiếng Tagalog[36] được lựa chọn do có truyền thống văn học quy mô lớn, làm cơ sở cho "quốc ngữ" được gọi là "Pilipino".

Năm 1940, Thịnh vượng chung ủy quyền lập một từ điển và sách ngữ pháp cho quốc ngữ. Trong cùng năm, Đạo luật Thịnh vượng chung 570 được thông qua, công nhận Filipino trở thành một quốc ngữ khi độc lập.[36]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thịnh vượng chung Philippines http://www.houseofdavid.ca/frnlus.htm http://www.ualberta.ca/~vmitchel/ http://www.ualberta.ca/~vmitchel/fw5.html http://arabnews.com/?page=7&section=0&article=8010... http://www.britannica.com/eb/article-23717/Philipp... http://www.britannica.com/eb/article-9039248/Hare-... http://www.britannica.com/eb/article-9073977/Tydin... http://www.chanrobles.com/philsupremelaw.htm http://www.chanrobles.com/tydingsmcduffieact.htm http://select.nytimes.com/gst/abstract.html?res=F6...